Dịch vụ trang chủ tìm kiếm cá nhân hoá iGoogle, được ra mắt hồi năm 2005, dự kiến cũng sẽ ra đi vào năm tớ
Theo tờ Huffington Post, trong bài viết mới xuất bản trên trang blog chính thức, "gã khổng lồ" trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến cho biết chuẩn bị đóng cửa một loạt dịch vụ, gồm Google Mini, Google Talk Chatback, Google Video và iGoogle.
Trong đó, dịch vụ tìm kiếm doanh nghiệp Google Mini sẽ bị đóng cửa vào cuối tháng 7. TalkChatback, dịch vụ cho phép người sử dụng nhúng công cụ Google Talk vào trang web của họ, cũng sẽ ngưng hoạt động. Google hiện đang khuyến khích người dùng chuyển sang Meebo Bar.
Một dịch vụ khác là Google Video sẽ bị đóng cửa trong tháng 8. Việc này, theo tờ Huffington Post, không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên duy nhất là tại sao Google Video lại bị đóng cửa chậm như vậy. Google đã ngừng cho phép tải video lên dịch vụ này từ năm 2009.
Ngoài ra, dịch vụ trang chủ tìm kiếm cá nhân hoá iGoogle, được ra mắt hồi năm 2005, dự kiến cũng sẽ ra đi vào năm tới. iGoogle cho phép người dùng có thể tạo lập một trang chủ tìm kiếm hoàn toàn theo ý thích. Tại trang chủ này, người dùng có thể đặt các gadget theo sở thích.
Như vậy là chỉ sau chưa đầy 3 tháng, hãng tìm kiếm trực tuyến lại ra tay "tổng vệ sinh" những ứng dụng, dịch vụ của mình. Trước đó, Google đã ngừng cấp dịch vụ Google Synce cho BlackBerry, ứng dụng web di động Google Related cho Google Talk và dịch vụ Google Flu Vaccine Finder.
Theo Huffington Post, Google bắt đầu đóng cửa một loạt dịch vụ từ mùa hè năm ngoái, sau khi ra mắt Google+. Từ đó tới nay đã có một loạt sản phẩm bị buộc phải "nghỉ hưu" dài hạn. Giám đốc điều hành Larry Page cho biết, chiến lược của ông là tập trung vào những sản phẩm cốt lõi.
Nguồn: VnEconomy
Đánh giá sản phẩm, trải nghiệm smartphone, phân biệt iPhone thật iPhone giả
07 tháng 7 2012
Vì sao VNPT vay tiền Mỹ đầu tư cho Vinasat-2?
VNPT đã đầu tư cho Vinasat-2 với tổng vốn khoảng từ 260 - 280 triệu USD (tương đương từ 5.300 - 5.800 tỷ đồng), và hiện đã giải ngân phần lớn số tiền này.
Hôm 25/6 vừa qua, hãng Reuters đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn đề xuất của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (Export-Import Bank) mở gói cho vay 125,9 triệu USD cho VNPT mua vệ tinh truyền thông và truyền hình của Mỹ.
Sau đó, lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng xác nhận với báo giới rằng, VNPT muốn vay 125,9 triệu USD của Eximbank Mỹ để đầu tư cho Vinasat-2.
Vậy tại sao VNPT lại vay hơn 100 triệu USD của Mỹ để đầu tư cho Vinasat-2 mà không vay trong nước? Hay vì cơ chế, điều kiện ràng buộc khi VNPT mua vệ tinh do công ty Lockheed Martin của Mỹ sản xuất nên phải vay của Mỹ?
Trả lời câu hỏi trên của VnEconomy bên lề lễ bàn giao vệ tinh Vinasat-2 giữa VNPT và nhà thầu sản xuất vệ tinh Lockheed Martin, sáng 4/7, ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình viễn thông của VNPT cho biết, khoản vay 125,9 triệu USD không có sự ràng buộc gì hết và VNPT cũng rất muốn vay của Mỹ.
Vì theo ông, lãi suất của khoản vay trên khá thấp và hợp lý. Chưa rõ bao nhiêu phần trăm nhưng theo ông Thống là thấp hơn nhiều so với lãi suất nếu VNPT vay ở trong nước.
Hơn nữa, nguồn vốn vay này có sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ. Thông thường, với những dự án của Mỹ, ví dụ như dự án Vinasat-2 do Mỹ sản xuất thì Chính phủ nước này sẽ có khoản hỗ trợ lãi suất vay.
Ông Thống cũng cho biết, đây gần như là khoản vay hỗ trợ của Chính phủ Mỹ. Vì bản thân ngay như vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản phóng cùng đợt với Vinasat-2, do Mỹ sản xuất, dù là quốc gia giàu có nhưng Nhật Bản cũng vay nguồn vốn hỗ trợ này cho dự án vệ tinh của mình.
Để có được khoản vay trên, VNPT đã mất hơn một năm, từ việc khởi động kế hoạch, đề xuất, làm hồ sơ… Trong khi, phía đối tác cho vay là Mỹ cũng với khá nhiều thủ tục và rất lâu vì phải điều tra, phân tích, đánh giá doanh nghiệp vay.
“Thủ tục của họ tương đối chặt chẽ, lên cả Tổng thống, rồi phê duyệt, kiểm định, tìm hiểu tài chính của tập đoàn vay vốn như thế nào… thế nên mới lâu vậy. Vừa rồi Tổng thống Obama mới phê chuẩn”, ông Thống nói và cho biết kế hoạch chấp thuận khoản vay trên sẽ phải trình lên Quốc hội Mỹ xem xét trong 35 ngày trước khi được hội đồng quản trị của Eximbank thông qua.
“Về cơ bản, việc Tổng thống chấp thuận là được rồi còn Quốc hội chỉ thông qua về thủ tục thôi”, ông Thống cho hay.
Theo ông Joe Ricker, Tổng giám đốc Lockheed Martin, hiện Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ đang trong quá trình phê duyệt khoản vay dành cho Vinasat-2, sau đó, số tiền trên sẽ về VNPT và dùng trả cho những khoản vay mà VNPT đã thực hiện cho dự án.
“Về khoản vay, chúng tôi phải thông qua Tổng thống, sau đó là Quốc hội. Sau một tháng, khoản vay này sẽ về đến VNPT. Đây không phải lần đầu khách hàng của chúng tôi vay theo hình thức này, mà ngày càng phổ biến hơn. Tất cả những nhà khai thác khác của Mỹ đều xin được những khoản vay như thế”, ông Joe Ricker nói.
Được biết, trước khi được Tổng thống Mỹ Obama chấp thuận khoản vay trên, VNPT đã đầu tư cho Vinasat-2 với tổng vốn khoảng từ 260 - 280 triệu USD (tương đương từ 5.300 - 5.800 tỷ đồng), và hiện đã giải ngân phần lớn số tiền này. Tuy nhiên, theo đánh giá lại của VNPT, tổng vốn đầu tư chỉ khoảng 250 triệu USD đổ lại, không đến 280 triệu USD như dự trù ban đầu.
Khoản vay 125,9 triệu USD (tương đương 50% tổng vốn đầu tư của dự án) dự kiến sẽ được VNPT sử dụng để trả khoản nợ khoản đã vay từ trước gồm cả trong và ngoài nước.
Nguồn: VnEconomy
tags: vnpt vinasat 2
Hôm 25/6 vừa qua, hãng Reuters đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn đề xuất của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ (Export-Import Bank) mở gói cho vay 125,9 triệu USD cho VNPT mua vệ tinh truyền thông và truyền hình của Mỹ.
Sau đó, lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng xác nhận với báo giới rằng, VNPT muốn vay 125,9 triệu USD của Eximbank Mỹ để đầu tư cho Vinasat-2.
Vậy tại sao VNPT lại vay hơn 100 triệu USD của Mỹ để đầu tư cho Vinasat-2 mà không vay trong nước? Hay vì cơ chế, điều kiện ràng buộc khi VNPT mua vệ tinh do công ty Lockheed Martin của Mỹ sản xuất nên phải vay của Mỹ?
Trả lời câu hỏi trên của VnEconomy bên lề lễ bàn giao vệ tinh Vinasat-2 giữa VNPT và nhà thầu sản xuất vệ tinh Lockheed Martin, sáng 4/7, ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình viễn thông của VNPT cho biết, khoản vay 125,9 triệu USD không có sự ràng buộc gì hết và VNPT cũng rất muốn vay của Mỹ.
Vì theo ông, lãi suất của khoản vay trên khá thấp và hợp lý. Chưa rõ bao nhiêu phần trăm nhưng theo ông Thống là thấp hơn nhiều so với lãi suất nếu VNPT vay ở trong nước.
Hơn nữa, nguồn vốn vay này có sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ. Thông thường, với những dự án của Mỹ, ví dụ như dự án Vinasat-2 do Mỹ sản xuất thì Chính phủ nước này sẽ có khoản hỗ trợ lãi suất vay.
Ông Thống cũng cho biết, đây gần như là khoản vay hỗ trợ của Chính phủ Mỹ. Vì bản thân ngay như vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản phóng cùng đợt với Vinasat-2, do Mỹ sản xuất, dù là quốc gia giàu có nhưng Nhật Bản cũng vay nguồn vốn hỗ trợ này cho dự án vệ tinh của mình.
Để có được khoản vay trên, VNPT đã mất hơn một năm, từ việc khởi động kế hoạch, đề xuất, làm hồ sơ… Trong khi, phía đối tác cho vay là Mỹ cũng với khá nhiều thủ tục và rất lâu vì phải điều tra, phân tích, đánh giá doanh nghiệp vay.
“Thủ tục của họ tương đối chặt chẽ, lên cả Tổng thống, rồi phê duyệt, kiểm định, tìm hiểu tài chính của tập đoàn vay vốn như thế nào… thế nên mới lâu vậy. Vừa rồi Tổng thống Obama mới phê chuẩn”, ông Thống nói và cho biết kế hoạch chấp thuận khoản vay trên sẽ phải trình lên Quốc hội Mỹ xem xét trong 35 ngày trước khi được hội đồng quản trị của Eximbank thông qua.
“Về cơ bản, việc Tổng thống chấp thuận là được rồi còn Quốc hội chỉ thông qua về thủ tục thôi”, ông Thống cho hay.
Theo ông Joe Ricker, Tổng giám đốc Lockheed Martin, hiện Ngân hàng Xuất nhập khẩu Mỹ đang trong quá trình phê duyệt khoản vay dành cho Vinasat-2, sau đó, số tiền trên sẽ về VNPT và dùng trả cho những khoản vay mà VNPT đã thực hiện cho dự án.
“Về khoản vay, chúng tôi phải thông qua Tổng thống, sau đó là Quốc hội. Sau một tháng, khoản vay này sẽ về đến VNPT. Đây không phải lần đầu khách hàng của chúng tôi vay theo hình thức này, mà ngày càng phổ biến hơn. Tất cả những nhà khai thác khác của Mỹ đều xin được những khoản vay như thế”, ông Joe Ricker nói.
Được biết, trước khi được Tổng thống Mỹ Obama chấp thuận khoản vay trên, VNPT đã đầu tư cho Vinasat-2 với tổng vốn khoảng từ 260 - 280 triệu USD (tương đương từ 5.300 - 5.800 tỷ đồng), và hiện đã giải ngân phần lớn số tiền này. Tuy nhiên, theo đánh giá lại của VNPT, tổng vốn đầu tư chỉ khoảng 250 triệu USD đổ lại, không đến 280 triệu USD như dự trù ban đầu.
Khoản vay 125,9 triệu USD (tương đương 50% tổng vốn đầu tư của dự án) dự kiến sẽ được VNPT sử dụng để trả khoản nợ khoản đã vay từ trước gồm cả trong và ngoài nước.
Nguồn: VnEconomy
tags: vnpt vinasat 2