06 tháng 7 2012

Phân biệt ứng dụng gốc và ứng dụng web


Ứng dụng dành cho các thiết bị di động được phân thành ba loại chính bao gồm: ứng dụng gốc (Native App), ứng dụng web (Web App) và ứng dụng lai (Hybrid App).
Trong khuôn khổ bài viết này, người viết muốn giới thiệu cho bạn đọc cái nhìn rõ ràng hơn về 2 loại: ứng dụng gốc và ứng dụng web hiện đang rất phổ biến.
Hiểu rõ hơn về ứng dụng gốc (Native app) và ứng dụng web (Web App) sẽ giúp bạn vận dụng tốt hơn cho nhu cầu sử dụng
Native App, được hiểu nôm na là ứng dụng gốc, hay ứng dụng được viết cho các thiết bị di động, chạy trên từng nền tảng (iOS, Android, RIM-OS, QNX…) khác nhau và tất nhiên là trên các thiết bị khác nhau để thực hiện một chức năng cụ thể như: danh bạ, lịch, phần mềm nghe nhạc, xem video trên điện thoại/tablet… và đa số các trò chơi trên thiết bị di động đều là ứng dụng gốc.
Một trong số các ứng dụng gốc mà đại đa số chúng ta đã biết đó là trò chơi “Rắn săn mồi - Snake” được Hãng Nokia đưa vào các dòng điện thoại của mình từ năm 1998.
Mười năm sau ngày Nokia “trình làng” một trong các ứng dụng gốc nổi tiếng, Apple đã giới thiệu đến đông đảo người dùng smartphone phần mềm Apple App Store - kho lưu trữ ứng dụng trực tuyến - đã làm ngành công nghiệp phát triển phần mềm trở nên nhộn nhịp hẳn lên. Năm 2009, tiếp tục RIM cho ra đời kho lưu trữ trực tuyến BlackBerry App World, tiếp sau đó Google với nền tảng Android cũng đã không chịu thua kém với Android Market (nay đã đổi thành Google Play). Rõ ràng cuộc chơi giữa các nhà cung cấp nền tảng hệ điều hành đã thật sự thay đổi với những phần mềm gốc, chạy trên hệ điều hành riêng của mình.
Một ứng dụng web (hay còn gọi là ứng dụng trình duyệt) có thể sử dụng trên bất cứ thiết bị nào có hỗ trợ truy cập Internet từ trình duyệt web.
Cùng với quá trình chạy đua trong việc nâng cấp hệ điều hành (OS) từ các nhà cung cấp cũng như sự phát triển của HTML5, thì các ứng dụng chạy trên nền web (web app) đang dần thu hẹp khoảng cách với ứng dụng gốc. Sự phát triển và những tiện lợi đi đầu của ngôn ngữ HTML5 (bên cạnh đó là jQuery/CSS) đã giúp cho ứng dụng web có thể làm được những điều mà ứng dụng gốc đã và đang có.
Có thể nói khi phần cứng và hệ điều hành của smartphone được nâng cấp thì đó cũng chính là “thời” của ứng dụng web, vì hạn chế trước đây của ứng dụng web như tốc độ truy cập, giao diện người dùng không hấp dẫn đã dần được khắc phục. Các nhà phát triển phần mềm đang dần chuyển sang mảnh đất được cho là khá màu mỡ này, vì không bị giới hạn bởi hệ điều hành cụ thể, và đặc biệt phần mềm có thể được nâng cấp nhanh chóng hơn.
Các ứng dụng gốc được giới thiệu trên kho ứng dụng Apple iTunes App Store
Những so sánh sau đây giữa ứng dụng gốc và ứng dụng web sẽ giúp người dùng hình dung rõ hơn sức mạnh cũng như điểm yếu của 2 loại phần mềm này.
So sánh
 Ứng dụng gốc (Native App)
Ứng dụng web (Web App)
Truy cập Internet
Tùy loại phần mềm gốc mà có thể cần hay không cần InternetGần 100% các ứng dụng web yêu cầu kết nối Internet để sử dụng
Cài đặt/Nâng cấp ứng dụngTải và cài đặt trực tiếp lên điện thoạiBản chất dựa trên trình duyệt web, cho nên người dùng chỉ cần "refresh" là có thể thấy ngay sự thay đổi (nếu có) về giao diện/phiên bản mới.
Giao diện người dùngGiao diện cũng như khả năng đáp ứng là điểm mạnh của ứng dụng gốc. Giao diện được thiết kế ấn tượng, đáp ứng nhanh.Đơn giản, không bắt mắt. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của HTML5, Javascript (jQuery Mobile) đã và đang mang lại nhiều nét tươi mới cho các ứng dụng web.
Tính tương thích với thiết bị di động
Phụ thuộc nhiều vào hệ điều hành (iOS, webOS, RIMOS, QNX, Androi) và cả phần cứng (CPU, ROM, màn hình hiển thị…) của thiết bị.Không phụ thuộc vào hệ điều hành, chỉ cần thiết bị hỗ trợ khả năng truy cập Internet; CSS là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên giao diện cũng như tính tương thích với thiết bị.
Đa phương tiện
Phụ thuộc nhiều vào phần mềm phát nhạc/video.
Định dạng Adobe Flash chỉ được hỗ trợ trên một vài thiết bị (RIM OS7 trở lên, Android OS 2.1 trở lên)
Nghe nhạc/Video phụ thuộc nhiều vào trình duyệt có hỗ trợ hay không.
iOS sử dụng HTML5 trong việc hỗ trợ định dạng Flash.
FontFont vẫn đang là vấn đề nan giải đối với nhiều thiết bị. Một số hệ điều hành mới được nâng cấp đã có thể hỗ trợ tương đối (tuy vẫn còn hạn chế).Những nhược điểm trên ứng dụng gốc có thể được khắc chế thông qua khả năng của trình duyệt.
Chức năng tìm kiếmChỉ tìm kiếm được trên thiết bị. Còn nội dung khác thì thiết bị sẽ kết nối với máy tìm kiếm khác bằng việc mở một… ứng dụng web.Là chức năng mặc định của ứng dụng web.
Khả năng chia sẻ ứng dụngKhó khăn trong việc chia sẻ ứng dụng giữa 2 hệ điều hành có nền tảng khác nhau như iOS và Android, iOS và BlackBerry. Tuy nhiên, gần đây các ứng dụng gốc trên Android đã có thể cài đặt được trên máy tính bảng PlayBook của RIM.Chỉ cần gửi liên kết của ứng dụng web đó, người nhận sẽ tự biết phải làm gì để mở ứng dụng lên.
Sử dụng phần cứng của thiết bịCác ứng dụng gốc có thể yêu cầu đến phần cứng của thiết bị như camera, thiết bị định vị GPS, thiết bị cảm ứng xoay…Bị giới hạn thông qua trình duyệt
Phát triển phần mềmCần nhiều thời gian, tài nguyên để phát triển sản phẩm cho từng nền tảng khác nhau (iOS, RIMOS, webOS, Android…)Mọi thứ rất dễ dàng. Quá trình cập nhật cũng khá đơn giản, không phải built phần mềm lại từ đầu rồi xuất bản.
Cung cấpNgười phát triển phần mềm cần phải xin phép nhà cung cấp để có thể đưa sản phẩm của mình lên các kho lưu trữ ứng dụng trực tuyến như Apple App Store, Blackberry AppWorld, Google Play…Chia sẻ liên kết website, người dùng đã có thể sử dụng dễ dàng
Bạn đọc có thể phân biệt qua ví dụ về ứng dụng gốc: Facebook, hiện đã có mặt trên nhiều nền tảng như iOS, Android, Blackberry OS, Windows Phone... do chính mạng xã hội Facebook phát triển.
Ngoài các ứng dụng gốc này ra, chúng ta cũng có thể sử dụng Facebook thông qua các ứng dụng web, bằng cách mở trình duyệt, gõ m.facebook.com hoặc touch.facebook.com. Mỗi trình duyệt hỗ trợ một giao diện, tùy chỉnh và đáp ứng khác nhau.

Nguồn: tuoitre.vn

Hệ điều hành điện thoại smart phone


So kè với Windows Phone 8 và Apple iOS 6, Android 4.1 Jelly Bean đã ra mắt với hàng loạt nâng cấp mới rất hấp dẫn cho chức năng tìm kiếm, nhận dạng giọng nói, nhanh và mượt hơn...
Jelly Bean (Thạch đậu) là tên mã Android 4.1, thế hệ kế tiếp của Android 4.0 (Ice Cream Sandwich) thay vì Android 5.0 như tiên đoán trước đó từ giới công nghệ. Google đã giới thiệu Jelly Bean lần đầu tiên tại hội nghị Google I/O vừa diễn ra từ ngày 26 đến 29-6 ở San Francisco, Hoa Kỳ.
Android 4.1 (tên mã Jelly Bean) được giới thiệu tại hội nghị Google I/O - Ảnh: Arstechnica
Google mang đến khá nhiều cải tiến mới trong phiên bản 4.1, đặc biệt là "Project Butter", sự thay đổi ở phần lõi hậu nền giúp Android xử lý, hoạt động và hiển thị tốt hơn. Toàn bộ hệ điều hành giờ đã hoạt động ở tốc độ 60 fps, bổ sung "CPU Touch Responsiveness", giúp vi xử lý (CPU) nhận biết mỗi khi có tiếp xúc từ người dùng lên màn hình.
Một số cải tiến mới trong Android 4.1, Jelly Bean:
  • Tự sắp xếp hoàn chỉnh giao diện chủ (Home). Các Widget đã thay đổi kích thước để khớp với không gian, những biểu tượng ứng dụng (app) tự "xếp hàng" quanh widget. Trước đó, Android không cho phép thay đổi kích thước khi những kích cỡ widget không khớp với không gian trên giao diện.
Jelly Bean cho phép tinh chỉnh kích thước widget và biểu tượng ứng dụng (shortcut) trên giao diện màn hình chủ - Ảnh: Internet
  • Bàn phím ảo có thêm khả năng phỏng đoán những từ ngữ mà bạn sắp gõ dựa theo ngữ cảnh.
  • Chức năng nhận diện giọng nói và chuyển âm thanh thành ký tự (voice typing) đã có chế độ ngoại tuyến (offline).
  • Hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ cho bàn phím bao gồm Ả Rập, tiếng Do Thái, Ba Tư, Hindi và tiếng Thái.
  • Gesture Mode: kết hợp giữa cảm ứng chạm và giọng nói, cải tiến cho người dùng khiếm thị.
  • Ứng dụng chụp ảnh (Camera app): chế độ xem nhanh lại các ảnh đã chụp trước đó mà không cần thoát khỏi ứng dụng rồi mở Gallery, quản lý ảnh đơn giản hơn, đè tay chọn ảnh và quẹt lướt để loại bỏ ảnh, tương tự chức năng loại bỏ thẻ (tab) trong trình duyệt Chrome phiên bản di động.
  • Android Beam, một công nghệ do Google phát triển cho các thiết bị Android dựa trên công nghệ Giao tiếp vùng gần (NFC), giúp chia sẻ dữ liệu khi hai thiết bị Android hỗ trợ NFC đặt kề lưng nhau. Trong Android 4.1, Android Beam tận dung kết nối Bluetooth để truyền tải dữ liệu như hình ảnh, phim... dễ dàng hơn bằng cách truyền tải từ NFC sang Bluetooth.
  • Google Chrome chính thức trở thành trình duyệt mặc định của Jelly Bean, thay thế trình duyệt "vô danh" trước nay của Android.
  • Ảnh đại diện cho danh bạ tăng kích cỡ lên 720 x 720.
  • Phiên bản Google Play tăng cường khả năng bảo mật qua chức năng mã hóa những ứng dụng đã được mua với một "chìa khóa" tương ứng duy nhất với thiết bị đó, được lưu trữ ngay trên thiết bị.
Ngoài ra, trình đơn gọi điện thoại, những thông báo Gmail hay mạng xã hội Google Plus (Google+) có vài thay đổi, tập trung đến tính tương tác.
Một cải tiến thú vị khác là chức năng tìm kiếm. Google Search có thể "nghe" câu hỏi của bạn và trả lời tương tự như "phụ tá ảo" Apple Siri. Hơn nữa, tính năng "Knowledge Graph" mới được áp dụng cho Google Search phiên bản web cũng đã có mặt trong Jelly Bean, hiển thị trực tiếp thông tin về một đối tượng.
Dịch vụ "bom tấn" Google Now sẽ là "vũ khí" tương tác quan trọng trong Android 4.1 và các thế hệ Android kế tiếp. Với Google Now, thiết bị dùng Android 4.1 sẽ chú ý đến những thông tin dạng như "nó ở đâu", "bạn tìm cái gì", "bạn có các cuộc hẹn nào" và những thông tin liên quan dựa theo ngữ cảnh sẽ xuất hiện trong widget tìm kiếm.
Trong một ví dụ cụ thể, khi bạn có một cuộc hẹn sắp diễn ra trong một giờ nữa, Google Now sẽ báo cho bạn thông tin về tuyến đường đi đến nơi hẹn, đưa ra gợi ý đi hướng khác. Ngoài ra, Google còn cung cấp thông tin chuyển đổi đơn vị tiền tệ, thời tiết hay báo giờ địa phương.
Dịch vụ Google Now với các thẻ thông tin
Video clip giới thiệu dịch vụ Google Now - Nguồn: YouTube
Theo Google, dịch vụ có khả năng "tự học hỏi" và tinh chỉnh để phù hợp với mỗi cá nhân. Google Now gắn kết cơ sở dữ liệu từ nhiều dịch vụ khác nhau của Google như Google Maps, Dự báo thời tiết, Google Calendar...
Android 4.1 Jelly Bean sẽ có mặt trên Galaxy Nexus, Motorola Xoom và Nexus S vào trung tuần tháng 7. Google đã phát hành SDK Android 4.1 tại đây.


Nguồn: tuoitre.vn

tags: he dieu hanh dien thoai smart phone