06 tháng 7 2012

Phân biệt ứng dụng gốc và ứng dụng web


Ứng dụng dành cho các thiết bị di động được phân thành ba loại chính bao gồm: ứng dụng gốc (Native App), ứng dụng web (Web App) và ứng dụng lai (Hybrid App).
Trong khuôn khổ bài viết này, người viết muốn giới thiệu cho bạn đọc cái nhìn rõ ràng hơn về 2 loại: ứng dụng gốc và ứng dụng web hiện đang rất phổ biến.
Hiểu rõ hơn về ứng dụng gốc (Native app) và ứng dụng web (Web App) sẽ giúp bạn vận dụng tốt hơn cho nhu cầu sử dụng
Native App, được hiểu nôm na là ứng dụng gốc, hay ứng dụng được viết cho các thiết bị di động, chạy trên từng nền tảng (iOS, Android, RIM-OS, QNX…) khác nhau và tất nhiên là trên các thiết bị khác nhau để thực hiện một chức năng cụ thể như: danh bạ, lịch, phần mềm nghe nhạc, xem video trên điện thoại/tablet… và đa số các trò chơi trên thiết bị di động đều là ứng dụng gốc.
Một trong số các ứng dụng gốc mà đại đa số chúng ta đã biết đó là trò chơi “Rắn săn mồi - Snake” được Hãng Nokia đưa vào các dòng điện thoại của mình từ năm 1998.
Mười năm sau ngày Nokia “trình làng” một trong các ứng dụng gốc nổi tiếng, Apple đã giới thiệu đến đông đảo người dùng smartphone phần mềm Apple App Store - kho lưu trữ ứng dụng trực tuyến - đã làm ngành công nghiệp phát triển phần mềm trở nên nhộn nhịp hẳn lên. Năm 2009, tiếp tục RIM cho ra đời kho lưu trữ trực tuyến BlackBerry App World, tiếp sau đó Google với nền tảng Android cũng đã không chịu thua kém với Android Market (nay đã đổi thành Google Play). Rõ ràng cuộc chơi giữa các nhà cung cấp nền tảng hệ điều hành đã thật sự thay đổi với những phần mềm gốc, chạy trên hệ điều hành riêng của mình.
Một ứng dụng web (hay còn gọi là ứng dụng trình duyệt) có thể sử dụng trên bất cứ thiết bị nào có hỗ trợ truy cập Internet từ trình duyệt web.
Cùng với quá trình chạy đua trong việc nâng cấp hệ điều hành (OS) từ các nhà cung cấp cũng như sự phát triển của HTML5, thì các ứng dụng chạy trên nền web (web app) đang dần thu hẹp khoảng cách với ứng dụng gốc. Sự phát triển và những tiện lợi đi đầu của ngôn ngữ HTML5 (bên cạnh đó là jQuery/CSS) đã giúp cho ứng dụng web có thể làm được những điều mà ứng dụng gốc đã và đang có.
Có thể nói khi phần cứng và hệ điều hành của smartphone được nâng cấp thì đó cũng chính là “thời” của ứng dụng web, vì hạn chế trước đây của ứng dụng web như tốc độ truy cập, giao diện người dùng không hấp dẫn đã dần được khắc phục. Các nhà phát triển phần mềm đang dần chuyển sang mảnh đất được cho là khá màu mỡ này, vì không bị giới hạn bởi hệ điều hành cụ thể, và đặc biệt phần mềm có thể được nâng cấp nhanh chóng hơn.
Các ứng dụng gốc được giới thiệu trên kho ứng dụng Apple iTunes App Store
Những so sánh sau đây giữa ứng dụng gốc và ứng dụng web sẽ giúp người dùng hình dung rõ hơn sức mạnh cũng như điểm yếu của 2 loại phần mềm này.
So sánh
 Ứng dụng gốc (Native App)
Ứng dụng web (Web App)
Truy cập Internet
Tùy loại phần mềm gốc mà có thể cần hay không cần InternetGần 100% các ứng dụng web yêu cầu kết nối Internet để sử dụng
Cài đặt/Nâng cấp ứng dụngTải và cài đặt trực tiếp lên điện thoạiBản chất dựa trên trình duyệt web, cho nên người dùng chỉ cần "refresh" là có thể thấy ngay sự thay đổi (nếu có) về giao diện/phiên bản mới.
Giao diện người dùngGiao diện cũng như khả năng đáp ứng là điểm mạnh của ứng dụng gốc. Giao diện được thiết kế ấn tượng, đáp ứng nhanh.Đơn giản, không bắt mắt. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của HTML5, Javascript (jQuery Mobile) đã và đang mang lại nhiều nét tươi mới cho các ứng dụng web.
Tính tương thích với thiết bị di động
Phụ thuộc nhiều vào hệ điều hành (iOS, webOS, RIMOS, QNX, Androi) và cả phần cứng (CPU, ROM, màn hình hiển thị…) của thiết bị.Không phụ thuộc vào hệ điều hành, chỉ cần thiết bị hỗ trợ khả năng truy cập Internet; CSS là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên giao diện cũng như tính tương thích với thiết bị.
Đa phương tiện
Phụ thuộc nhiều vào phần mềm phát nhạc/video.
Định dạng Adobe Flash chỉ được hỗ trợ trên một vài thiết bị (RIM OS7 trở lên, Android OS 2.1 trở lên)
Nghe nhạc/Video phụ thuộc nhiều vào trình duyệt có hỗ trợ hay không.
iOS sử dụng HTML5 trong việc hỗ trợ định dạng Flash.
FontFont vẫn đang là vấn đề nan giải đối với nhiều thiết bị. Một số hệ điều hành mới được nâng cấp đã có thể hỗ trợ tương đối (tuy vẫn còn hạn chế).Những nhược điểm trên ứng dụng gốc có thể được khắc chế thông qua khả năng của trình duyệt.
Chức năng tìm kiếmChỉ tìm kiếm được trên thiết bị. Còn nội dung khác thì thiết bị sẽ kết nối với máy tìm kiếm khác bằng việc mở một… ứng dụng web.Là chức năng mặc định của ứng dụng web.
Khả năng chia sẻ ứng dụngKhó khăn trong việc chia sẻ ứng dụng giữa 2 hệ điều hành có nền tảng khác nhau như iOS và Android, iOS và BlackBerry. Tuy nhiên, gần đây các ứng dụng gốc trên Android đã có thể cài đặt được trên máy tính bảng PlayBook của RIM.Chỉ cần gửi liên kết của ứng dụng web đó, người nhận sẽ tự biết phải làm gì để mở ứng dụng lên.
Sử dụng phần cứng của thiết bịCác ứng dụng gốc có thể yêu cầu đến phần cứng của thiết bị như camera, thiết bị định vị GPS, thiết bị cảm ứng xoay…Bị giới hạn thông qua trình duyệt
Phát triển phần mềmCần nhiều thời gian, tài nguyên để phát triển sản phẩm cho từng nền tảng khác nhau (iOS, RIMOS, webOS, Android…)Mọi thứ rất dễ dàng. Quá trình cập nhật cũng khá đơn giản, không phải built phần mềm lại từ đầu rồi xuất bản.
Cung cấpNgười phát triển phần mềm cần phải xin phép nhà cung cấp để có thể đưa sản phẩm của mình lên các kho lưu trữ ứng dụng trực tuyến như Apple App Store, Blackberry AppWorld, Google Play…Chia sẻ liên kết website, người dùng đã có thể sử dụng dễ dàng
Bạn đọc có thể phân biệt qua ví dụ về ứng dụng gốc: Facebook, hiện đã có mặt trên nhiều nền tảng như iOS, Android, Blackberry OS, Windows Phone... do chính mạng xã hội Facebook phát triển.
Ngoài các ứng dụng gốc này ra, chúng ta cũng có thể sử dụng Facebook thông qua các ứng dụng web, bằng cách mở trình duyệt, gõ m.facebook.com hoặc touch.facebook.com. Mỗi trình duyệt hỗ trợ một giao diện, tùy chỉnh và đáp ứng khác nhau.

Nguồn: tuoitre.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét