28 tháng 7 2012

TP HCM sẽ là trung tâm dịch vụ khu vực Đông Nam Á



Đến năm 2020, vùng Đông Nam Bộ mà hạt nhân là TP HCM sẽ trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch và giao lưu quốc tế; thu nhập đầu người đạt 6.400 USD.
68.000 tỷ đồng cho phát triển cấp nước ở TP HCM
Hơn 154.000 tỷ đồng xây cao tốc TP HCM - Đông Nam Bộ

Thủ tướng vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020. Vùng này bao gồm TP HCM và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Trong đó, TP HCM sẽ là hạt nhân, trung tâm dịch vụ về tài chính, thương mại, du lịch và giao lưu quốc tế của khu vực Đông Nam Á.
Quy hoạch cũng đề ra mục tiêu đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người tại vùng Đông Nam Bộ sẽ đạt 4.600 USD và đạt 6.400 USD vào năm 2020. Mức đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 50 - 55%. Dự kiến năm 2020, khu vực này sẽ có khoảng 18 triệu người và giải quyết việc làm cho khoảng 300.000 người mỗi năm, tỷ lệ đô thị hóa đạt 75%.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Đông Nam Bộ đến năm 2020, TP HCM sẽ là hạt nhân của vùng, là trung tâm dịch vụ về tài chín, thương mại, du lịch và giao lưu quốc tế của khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Hữu Công.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, TP HCM sẽ là hạt nhân của vùng, là trung tâm dịch vụ về tài chính, thương mại, du lịch và giao lưu quốc tế của khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Hữu Công.
Nhằm tạo động lực phát triển cho các vùng ngoại vi, đồng thời giảm áp lực cho khu trung tâm, theo quy hoạch, TP HCM sẽ có các đô thị vệ tinh Nhơn Trạch, Long Thành, Tam Phước, Hiệp Phước, Củ Chi, Trảng Bom, An Lạc, Nhà Bè, Cần Giờ và Dĩ An - Thuận An. Trong đó, 3 thành phố Vũng Tàu, Biên Hòa và Thủ Dầu Một sẽ được phát triển thành đô thị loại I và đóng vai trò là các cực phát triển trong hệ thống đô thị của vùng.
Việc quy hoạch vùng nhằm phát huy cao nhất thế mạnh và tiềm năng của mỗi địa phương. TP HCM sẽ là trung tâm dịch vụ tổng hợp mang tính quốc gia và quốc tế, Vũng Tàu sẽ là trung tâm du lịch và khai thác dầu khí, Biên Hòa và Thủ Dầu Một là trung tâm dịch vụ lớn phục vụ phát triển công nghiệp. Còn các tỉnh Tây Ninh, Đồng Xoài sẽ là các trung tâm dịch vụ tỉnh và đầu mối dịch vụ kết nối các tỉnh Tây Nguyên và Campuchia.
Về hạ tầng giao thông, quy hoạch xác định ưu tiên vốn để phát triển hệ thống giao thông của vùng với tốc độ nhanh, hiện đại, bền vững. Trong đó sẽ ưu tiên xây dựng các trục cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành, TP HCM - Mộc Bài và đường vành đai 3, 4 TP HCM.


Nguồn: vnexpress

tags: ho chi minh city of vietnam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét